1. Mục đích của kế hoạch ứng phó khẩn cấp:
  • Xem xét, đánh giá các rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn tại từng khu vực chứa gas của Khách hàng trước khi lắp đặt và trong quá trình vận hành đồng thời đề xuất các kế hoạch, phương án chủ động cho từng tình huống khác nhau.
  • Quy trình xử lý thông tin khi xảy ra sự cố (nếu có).
  • Phương án xử lý khi gas bị rò rỉ thông thường và rò rỉ gas đang cháy.
  • Phòng chống cháy nổ và hướng dẫn cơ bản cho đội phòng chống cháy nổ của đơn vị sử dụng gas LPG.
  • Trợ giúp các cơ quan có liên quan tới việc ngăn ngừa và dập đám cháy gas LPG.
  • Giảm thiểu hậu quả của mọi tai nạn xảy ra và cố gắng phục hồi tối đa hoạt động bình thường của hệ thống,...

2. Thông tin về sản phẩm khí hóa lỏng (LPG)
+ Thành phần: C3H8/C4H10 tỉ lệ 30/70 hoặc 50/50, mã hiệu sản phẩm theo UN: 1965
+ Phân loại nguy hiêm: Rất dễ cháy - Nhóm 2.1; Hơi của LPG nặng hơn không khí nên sẽ lan rộng trên mặt đất và có thể bắt lửa từ xa.
+ Tính chất hóa lý:

 Trạng thái
vật lý
Tồn trữ trong bình, bồn dưới áp suất cao ở dạng lỏng, tại điều kiện bình thường ngoài trời ở dạng khí
Mùi
 Có mùi đặc trưng do đã được pha thêm phụ gia tạo mùi
 Nhiệt độ sôi
 thấp hơn - 1oC
 Nhiệt độ chớp cháy
 thấp hơn -40oC
 Áp suất hơi
 khoảng 790 kPa ở 40oC
 Giới hạn cháy nổ dưới
 1.8% trong không khí
 Khối lượng riêng
 khoảng 0.55 kg/L ở 15oC
 Giới hạn cháy nổ trên
 10% trong không khí
 Tỷ trọng hơi
 khoảng 1.85 ở 15oC
 Nhiệt độ tự bố cháy
 lớn hơn 410oC

3. Những biện pháp sơ cứu:

Những triệu chứng và ảnh hưởng
 Ở dạng lỏng có thể gây bỏng da và mắt. Tiếp xúc thường xuyên với dạng hơi ở nồng độ trên mức cho phép có thể gây nhức đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, buồn nôn, lẫn lộn, mờ mắt, ngạt thở, rối loạn tim, bất tỉnh và có thể tử vong.
Bảo hộ
cho người
cứu hộ
 Thực hiện các bước thích hợp để tránh nguy cơ cháy, nổ và hít phải.
 Cách sơ cứu khi
hít phải
 Di chuyển người bị nhiễm đến nơi thoáng khí. Giữ ấm và để cho nạn nhân nghỉ ngơi. Nếu nạn nhân bị hoảng loạn, có thể dùng các biện pháp hỗ trợ vật lý để tránh tổn thương cho nạn nhân. Nếu nạn nhân còn thở nhưng bất tỉnh nên đặt nạn nhân theo tư thế hồi phục. Nếu ngưng thở, tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu ngưng tim, tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Theo dõi hơi thở và nhịp tim. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC Y TẾ NGAY LẬP TỨC.
 Sơ cứu đối với da
 Rửa phần bị tiếp xúc bằng nước sạch. Nếu có thể, cởi bỏ quần áo bị nhiễm bẩn, nhẫn, đồng hồ..., tuy nhiên không nên cố cởi nếu chúng dính chặt vào da. Không được làm nóng phần bị nhiễm quá nhanh - phải làm nóng từ từ. Dùng băng tiệt trùng băng phần vết thương. Không nên bôi thuốc mỡ hay các loại thuốc bột. Nên nhớ rằng quần áo bị nhiễm bẩn cũng có nguy cơ gây cháy, nên nhúng chúng vào nước trước khi di chuyển đi nơi khác. Giặt sạch trước khi sử dụng lại.
 Sơ cứu đối với mắt
 NGAY LẬP TỨC, dội nước sạch vào mắt. Băng mắt bằng băng vô trùng. THỰC HIỆN CHĂM SÓC Y TẾ NGAY LẬP TỨC.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng download file đính kèm.
LPG MSDS.pdf